Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

TLDS1-TUẦN 2-N5 (Vấn đề 3), Exercises of Business and Labour Law

TLDS1-TUẦN 2-N5 (Vấn đề 3) tự tổng hợp

Typology: Exercises

2021/2022

Uploaded on 03/12/2025

thao-le-61
thao-le-61 🇬🇧

3 documents

1 / 9

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT
CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
GIẢNG VIÊN: ThS LÊ THANH HÀ
LỚP: DS48B1
DANH SÁCH NHÓM 5
STT HỌ TÊN MSSV
1Nguyễn Hoàng Anh Tài 2353801012200
2Dương Đức Thắng 2353801012203
3Vũ Sỹ Thanh 2353801012208
4Lê Huỳnh Phương Thảo 2353801012215
5Nguyễn Hồng Thảo 2353801012218
6Tăng Phương Thùy 2353801012238
7Vũ Gia Thụy 2353801012239
8Phạm Hải Yến 2353801012300
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9

Partial preview of the text

Download TLDS1-TUẦN 2-N5 (Vấn đề 3) and more Exercises Business and Labour Law in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

GIẢNG VIÊN: ThS LÊ THANH HÀ LỚP: DS48B DANH SÁCH NHÓM 5 STT HỌ TÊN MSSV 1 Nguyễn Hoàng Anh Tài 2353801012200 2 Dương Đức Thắng 2353801012203 3 Vũ Sỹ Thanh 2353801012208 4 Lê Huỳnh Phương Thảo 2353801012215 5 Nguyễn Hồng Thảo 2353801012218 6 Tăng Phương Thùy 2353801012238 7 Vũ Gia Thụy 2353801012239 8 Phạm Hải Yến 2353801012300

MỤC LỤ

VẤN ĐỀ 3

GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI

Tóm tắt Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/08/2010 của Toà án nhân dân tối cao. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Danh Đô, bà Phạm Thị Thu. Bị đơn: Bà Trần Thị Phố (Trần Thị Phú), anh Nguyễn Thế Vinh. Tranh chấp: Hợp đồng mua bán nhà. Nội dung: Bà Phố thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán nhà với ông Đô và bà Thu với giá là 330 lượng vàng. Nhưng khi thanh toán bà Phố chỉ trả 230 lượng vàng, còn thiếu 100 lượng vàng theo thỏa thuận. Anh Nguyễn Thế Vinh (con trai bà Phố) chưa qua trao đổi với bà Phố đã tự ý thỏa thuận với vợ chồng bà Thu hoán nhượng Cho bà Thu sở hữu 1⁄ diện tích nhà, đất tại thửa 2352, tờ bản số 1, phường An Lợi Đông, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh với điều kiện hoán nhượng là bà Phố không phải thanh toán 100 lượng vàng còn lại. Nhưng tại thời điểm giao dịch hoán nhượng thì thửa đất hoán nhượng đã có quyết định thu hồi của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc anh Vinh thực hiện giao dịch với vợ chồng bà Thu là có sự lừa dối do chưa có sự đồng ý của bà Phố và anh Vinh đã không thông báo việc thu hồi đất cho vợ chồng bà Thu. Quyết định của Tòa án: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 810/2008/DS-PT ngày 29/07/2008 của Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 15/2008/DS-ST ngày 10-14/01/2008 của Tòa án Nhân dân quận Gò vấp, Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà”. Tóm tắt Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/5/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Nguyên đơn: Châu Thị Nhất. Bị đơn: Nguyễn Văn Dưỡng. Tranh chấp: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nội dung: Vợ chồng ông Dưỡng và bà Nhất có tài sản chung là 5 lô đất. Trong quãng thời gian bà Nhất đi Đài Loan làm ăn thì ông Dưỡng đã giả mạo chữ ký bà Nhất để chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất số 2 (đứng tên bà Nhất) cho ông Võ Minh Tài làm chủ sở hữu. Sau khi phát hiện vụ việc, bà Nhất đã khởi kiện tại tòa và yêu cầu tòa tuyên hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối. Việc tòa thụ lý yêu cầu của bà Nhất là không đúng vì đã quá thời hiệu khởi kiện. Từ sai sót trên đã dẫn đến nhiều vấn đề chưa được làm rõ tại phiên Tòa phúc thẩm như việc xác định tình trạng hôn nhân của ông Dưỡng và bà Nhất; quyền yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu (trong vụ việc này chỉ có ông Tài có quyền yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu vì là một bên tham gia giao dịch, còn bà Nhất không có quyền đó); các vấn đề phát sinh khác... Quyết định của Tòa án: Hủy toàn bộ kết quả của phiên tòa phúc thẩm và sơ thẩm trước đó, tiến hành giao lại vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang xét xử sơ thẩm lại vụ án. Câu 3.1. Điều kiện tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS 2005 và BLDS 2015. Trả lời:

Theo Điều 132 BLDS 2005 và Điều 127 BLDS 2015, điều kiện tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối có sự tương đồng. Cụ thể tại Điều 132 BLDS 2005 và Điều 127 BLDS 2015 đều quy định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa; cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. Tại Điều 127 BLDS 2015 có bổ sung thêm “...tài sản của mình hoặc của người thân thích mình”. Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Câu 3.2. So sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của các nước trên thế giới có quy định rõ ràng, cụ thể hơn trong việc xử lý một bên cố tình không cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch. Trả lời: Theo hệ thống luật Anh, Xcốtlen và Ailen, trừ trường hợp có văn bản quy định cụ thể, bên có thông tin không có nghĩa vụ cung cấp thông tin này cho bên kia ngay cả khi biết rằng thông tin này là quan trọng đối với bên kia (tức là nếu bên kia biết được thì sẽ không giao kết hợp đồng). Trong hệ thống luật này, trên nguyên tắc không tồn tại nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với một bên khi họ có thông tin. Tuy nhiên, theo phần lớn pháp luật của các nước châu Âu, bên có thông tin phải cung cấp cho bên kia thông tin này; nếu bên có thông tin mà cố tình không cung cấp thì đó là một trường hợp lừa dối lừa dối^1 , Ở đây, việc cố tình giữ im lặng là một biểu hiện của sự lừa dối trong giao kết hợp đồng. Bên cạnh đó, trong Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, nghĩa vụ hay trách nhiệm cung cấp thông tin cũng được thừa nhận. Cụ thể, theo Điều 4.107: “Một bên có thể yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng khi bên kia gian dối không cung cấp một thông tin mà nguyên tắc thiện chí buộc phải cung cấp”. Ở đây, “mặc dù không tồn tại trách nhiệm chung là phải thông báo cho đối tác những thông tin có thể bất lợi cho họ, một bên không thể được phép giữ im lặng đối với một vấn đề có thể ảnh hưởng tới bên kia trong quyết định giao kết hay không giao kết hợp đồng”^2. Tương tự, theo Điều 3.8 Bộ nguyên tắc Unidroit: “Một bên có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu khi bên kia, trái ngược với những yêu cầu về thiện chí và trung thực trong lĩnh vực thương mại và một cách gian lận, đã không cho biết về những tình huống đặc biệt mà người này đáng lẽ phải cung cấp”. Câu 3.3. Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối? Trả lời: Thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên bố vô hiệu do có lừa dối trong quyết định số 521 qua đoạn: “Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân - họ hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do trái phép từ năm 1998 nên không được bồi thường theo giá trị căn (^1) G.Rouhette (chủ biên): Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, Sđd, tr.215, 212. (^2) G.Rouhette (chủ biên): Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, Sđd, tr.212.

bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu do bị lừa dối. Theo Tòa án, trong vụ việc này thì bà Nhất không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu vì theo BLDS 1995 và BLDS 2005 thì bà Nhất không phải là một bên tham gia giao dịch với ông Tài nên bà Nhất không có quyền nêu trên. Ngoại lệ, bà Nhất được quyền khởi kiện theo Điều 29 BLHNVGĐ 2014 (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung) để xác định hợp đồng chuyển nhượng về quyền sử dụng đất nêu trên bị vô hiệu theo điểm b khoản 1 Điều 122 và Điều 127 BLDS 2005. Điểm b khoản 1 Điều 122 quy định: “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Điều 127 quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Câu 3.7. Trong Quyết định số 210, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao? Trả lời: Trong quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối là không còn vì: Theo lời bà Nhất trình báo tháng 08/2007 bà và ông Dưỡng mới ly hôn, sau đó bà mới biết ông Dưỡng đã giả mạo chữ ký của bà để chuyển nhượng đất (tài sản chung của hai vợ chồng) cho ông Tài, nhưng mãi đến 10/12/2010 (tức đã hơn 3 năm kể từ khi bà biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký) bà Nhất mới khởi kiện vụ việc này. Theo Điều 136 BLDS 2005 thì thời hiệu khởi kiện tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu do lừa dối là 2 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Và theo Điều 159 BLTTDS 2004 thì trong trường hợp pháp luật không có quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm, kể từ ngày người có quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Quyết định thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối là 2 năm kể từ khi giao dịch dân sự được xác lập là năm 2003 nhưng đến năm 2010 bà Nhất mới khởi kiện. Vì vậy thời hiệu khởi kiện đã hết. Câu 3.8. Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao? Trả lời: Thời điểm bà Nhất khởi kiện là 13/12/2010 như vậy áp dụng theo BLDS 2005. BLDS 2005 chỉ đề cập đến việc còn hay mất quyền khởi kiện mà không quy định rõ số phận pháp lý của giao dịch khi đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án hay Trọng tài tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe dọa, nhầm lẫn thì Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn theo hướng giao dịch dân sự có hiệu lực tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Như vậy, căn cứ vào hướng dẫn của Tòa tối cao thì trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng. Câu 3.9. Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết trong Quyết định số 210?

Trả lời: Câu trả lời cho câu hỏi “Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?” là không thay đổi. Vì điều luật có nội dung giống nhau: Điều 132 BLDS năm 2005 và Điều 127 BLDS năm 2015 đều quy định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”. Như vậy, ông Tài vẫn là người có quyền yêu cầu Tòa tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu. Câu trả lời cho câu hỏi “Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?” là không thay đổi, vì khoản 1 Điều 136 BLDS năm 2005 quy định rằng thời hiệu yêu cầu là 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập; Điều 132 BLDS năm 2015 quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm kể từ ngày “Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối” (điểm b khoản 1 Điều 132 BLDS năm 2015), căn cứ theo cả hai bộ luật thì thời hiệu yêu cầu đều quá hạn. Câu trả lời cho câu hỏi “Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?” là không thay đổi. Căn cứ vào khoản 2 Điều 132 BLDS năm 2015, trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng: “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.”.