Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

TLDS1-TUẦN 1-N5 (Vấn đề 2), Exercises of Business and Labour Law

TLDS1-TUẦN 1-N5 (Vấn đề 2) tự tổng hợp

Typology: Exercises

2021/2022

Uploaded on 03/12/2025

thao-le-61
thao-le-61 🇬🇧

3 documents

1 / 5

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
2. Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý
Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng điều
kiện).
- Theo Điều 74 BLDS 2015 quy định, tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân phải
thỏa mãn những điều kiện:
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật
có quy định khác.
Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại diện của
Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? ĐZoạn nào của Bản
án có câu trả lời.
- Trong bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đại diện của Bộ
Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không
đầy đủ.
- Trong phần xét thấy của bản án đã trình bày như sau:
“Như vậy Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện
hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ,
phụ thuộc theo sự phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài
nguyên và Môi trường chứ không phải là một cơ quan hạch toán độc lập”.
“Mặc dù trong quyết định 1367 nói trên có nội dung “Cơ quan đại diện có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng” nhưng là cơ quan đại diện Bộ
phải hạch toán báo sổ nên cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách
pháp nhân không đầy đủ”.
Trong Bản án số 1117, sao Tòa án xác định quan đại diện của Bộ tài
nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?
- Trong bản án số 1117, Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi
trường không có tư cách pháp nhân vì:
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download TLDS1-TUẦN 1-N5 (Vấn đề 2) and more Exercises Business and Labour Law in PDF only on Docsity!

2. Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng điều kiện).

  • Theo Điều 74 BLDS 2015 quy định, tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân phải thỏa mãn những điều kiện:
    1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
    2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? ĐZoạn nào của Bản án có câu trả lời.
  • Trong bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ.
  • Trong phần xét thấy của bản án đã trình bày như sau:  “Như vậy Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường chứ không phải là một cơ quan hạch toán độc lập”.  “Mặc dù trong quyết định 1367 nói trên có nội dung “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng” nhưng là cơ quan đại diện Bộ phải hạch toán báo sổ nên cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ”. Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?
  • Trong bản án số 1117, Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân vì:

 Thứ nhất, xét theo quyết định số 1364/QĐ - BTNMT ngày 8/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường là tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Bộ trưởng theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực thuộc phạm vi của Bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở phía Nam; lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán thu chi ngân sách theo quyết định của Nhà nước và phân cấp Bộ chú không phải là một cơ quan hạch toán độc lập.  Thứ hai, tại Điều 92 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:  “....2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.3. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.5. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.” Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

  • Công tâm, đảm bảo được lợi ích của nguyên đơn và bị đơn.
  • Có cái nhìn tổng quan, xác định sai phạm của phiên tòa sơ thẩm trước đó.
  • Xác định tư cách pháp nhân gây nhầm lẫn trong xét xử. Về phía nguyên đơn - ông Nguyễn Ngọc Hùng: xác định sai tư cách bị đơn. Vì khi khởi kiện ông Hùng phải kiện pháp nhân là Bộ Tài nguyên và Môi trường, tuy nhiên do toà án xét xử sơ thẩm xác định Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân là sai. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS 2005 và Bộ luật Dân sự 2015). Pháp nhân Cá nhân Khái niệm Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân

những đặc thù riêng của con người. tính (Điều 37 BLDS năm

Năng lực dân sự liên quan đến giới tính, huyết thống Không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến giới tính và huyết thống vì đó là những đặc thù riêng của con người. Quyền xác định lại giới tính (Điều 36 BLDS năm 2015), chuyển đổi giới tính (Điều 37 BLDS năm

Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

  • Giao dịch dân sự do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân.
  • Cơ sở pháp lý :  Khoản 1 Điều 87 BLDS năm 2015 quy định: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”.  Khoản 3 Điều 86 BLDS năm 2005 quy định: “Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.”.  Khoản 2 Điều 91 BLDS năm 2005 quy định: “Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quyết định thành lập pháp nhân.”. Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
  • Căn cứ theo Điều 84 BLDS năm 2015 quy định rằng:
    1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
    2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
  1. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
  2. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  3. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
  4. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
  • Như vậy chiếu theo khoản 1 Điều 84 trên thì có thể cho rằng hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà ràng buộc Công ty Bắc Sơn. Trong trường hợp này chi nhánh đại diện cho Công ty Bắc Sơn không có tư cách pháp nhân, mọi quyết định hay lợi ích đều hướng tới Công ty Bắc Sơn, nghĩa là hoạt động của công ty Nam Hà thực tế là làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của pháp nhân mà nó đại diện - Công ty Bắc Sơn.