Download QUY TRÌNH ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ and more Exercises Negotiation in PDF only on Docsity!
GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ
NHÓM 4: QUY TRÌNH ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ
1. Một số khái niệm 1.1. Đàm phán Bản thân khái niệm đàm phán chưa có định nghĩa nhất quán. Đàm phán là chuỗi tương tác giữa hai hay nhiều đối tượng, được sử dụng để mở đầu hay kết thúc một hoạt động đối ngoại và giải quyết một vấn đề đặt ra trong quan hệ giữa các đối tác trong việc thiết lập quan hệ mới; mở rộng hoạt động tìm giải pháp cho vấn đề tranh chấp trong quan hệ nhằm thỏa mãn lợi ích các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và các bên cùng có lợi. Ví dụ: Tập đoàn Google đàm phán mua lại Công ty công nghệ Youtube (9/10/2006 - 13/11/2006) 1.2. Đàm phán quốc tế Đàm phán quốc tế là quá trình thảo luận và trao đổi tự nguyện, có chủ ý diễn ra trong một bối cảnh thời gian và không gian xác định, được quy định bởi những quy tắc pháp lý chặt chẽ, được thực hiện giữa các chủ thể, đối tác mang quốc tịch khác nhằm đạt được mục tiêu đề ra và thỏa mãn lợi ích của các bên liên quan. (Đỗ Thị Hùng Thúy, Giao tiếp và đàm phán quốc tế , 2014)
Ví dụ 1: Đàm phán vòng đầu giữa Nga và Ukraine ngày 28/2 tại thành phố Gomel của Belarus Ví dụ 2: Đàm phán các thỏa thuận song phương về hợp tác sản xuất, lắp ráp ô tô giữa Việt Nam với Liên bang Nga và với Cộng hòa Belarus (2015 - 2016)
Ví dụ: Tổ đàm phán của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hiệp định Paris (1968-1973) Trưởng đoàn Đồng chí Xuân Thủy Chuyên viên thương lượng Đồng chí Lê Đức Thọ Quan sát viên Đồng chí Nguyễn Duy Trinh Đồng chí Võ Văn Sung Đồng chí Nguyễn Khắc Huỳnh Đồng chí Trịnh Ngọc Thái Phiên dịch viên Đồng chí Phạm Ngạc Đồng chí Nguyễn Đình Phương 2.2. Lựa chọn địa điểm đàm phán Việc lựa chọn địa điểm phải đảm bảo tâm lý thoải mái và tiện nghi phù hợp cho cả đôi bên.
- Đàm phán chủ trường: cuộc đàm phán được tiến hành tại văn phòng, cơ sở của mình.
- Dễ dàng hơn trong khâu tổ chức: quen thuộc và kiểm soát môi trường đàm phán.
- Gây ấn tượng về lòng thiện chí, sự hiếu khách đối với đối tác.
- Dễ dàng tham khảo ý kiến chuyên gia hay chỉ thị cấp trên.
- Ít tốn kém hơn (hầu hết chi phí dành cho việc tổ chức, các chi phí đi lại, ăn ở không đáng kể hoặc không có). Ví dụ: Ngày 29 và 30/10/2019 trong cuộc đàm phán chính phủ về hợp tác phát triển tại Hà Nội, Đức và Việt Nam đã quyết định mở rộng quan hệ hợp tác phát triển trong các lĩnh vực hướng tới tương lai là đào tạo nghề, năng lượng và môi trường.
- Đàm phán khách trường: cuộc đàm phán được tiến hành tại cơ sở của đối tác.
- Tốn kém (chi phí đi lại, ăn ở…).
- Thiếu sự quen thuộc và không thoải mái, dễ gây bối rối.
- Tăng tính nghiêm túc, tính học hỏi đối phương.
- Khó áp dụng chiến thuật giới hạn quyền lực. Ví dụ: Sáng 31/7/2019, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. Cuộc đàm phán diễn ra tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) nhằm tìm giải pháp tháo gỡ cuộc chiến thương mại kéo dài một năm qua giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
- Hiệu quả của cuộc đàm phán có thể giảm sút nếu như không có thời gian giải lao, nhân sự tham gia cuộc đàm phán có thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu hứng thú và mất tập trung.
- Các nội dung đàm phán quan trọng đòi hỏi phải có sự tham vấn kỹ lưỡng với chuyên gia, cộng sự. Do đó, phải sắp xếp thời gian trống để trường đoàn đàm phán mỗi bên có ý kiến tham mưu.
- Trong một số trường hợp, trưởng đoàn các bên cũng cần tham khảo ý kiến của nhau. Do vậy, cần phải có thời gian trống trong một cuộc đàm phán.
- Tập quán về thời gian làm việc ở mỗi nơi: mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau có thể có tập quán làm việc khác nhau (VD: Người Nhật Bản bắt đầu làm việc từ 8h sáng, trong khi đó người Trung Quốc bắt đầu làm việc từ 9h). Do đó, nếu không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về tập quán làm việc của các bên dẫn tới sắp xếp thời gian đàm phán thiếu hợp lý có thể sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của các bên tham gia cũng như sự tiến triển của cuộc đàm phán.
- Hiệu quả làm việc của con người thay đổi theo thời gian và nhiệt độ, thời tiết: cần sắp xếp thời gian tổ chức một cách hợp lý, chú ý cân nhắc đến các yếu tố thời tiết, thời lượng của cuộc đàm phán để không gây ra sự khó chịu, thiếu thoải mái cho các bên và làm ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc. 2.4. Lựa chọn ngôn ngữ sử dụng trong cuộc đàm phán Việc lựa chọn ngôn ngữ cho cuộc đàm phán được quyết định dựa trên sự nhất trí của các bên tham gia. Ngôn ngữ được sử dụng có thể là một ngôn ngữ thông dụng, được sử dụng nhiều trên thế giới (tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha…), hay một ngôn ngữ không cần phải thông dụng nhưng được các bên nhất trí sử dụng, hoặc cũng có thể là một bên sử dụng bản ngữ, một bên có đội ngũ phiên dịch. Tuy nhiên, dù sử dụng ngôn ngữ nào thì trong cuộc đàm phán, các bên tham gia phải thực sự cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn từ bởi nó có thể ảnh hưởng đến chính kết quả của cuộc đàm phán. 2.5. Thu thập thông tin Theo các bạn, những thông tin nào sẽ có tác động đến cuộc đàm phán? Những nhóm thông tin chính tác động đến đàm phán: nhóm thông tin về đối tác, nhóm thông tin về mình và nhóm thông tin về các yếu tố môi trường.
2.5.1. Nhóm thông tin về đối tác
- Những cuộc thương lượng đối tác không thành công: khai thác qua hồ sơ tranh tụng trong khứ tìm hiểu nguyên nhân thất bại điều này có thể giúp ta khai thác được điểm yếu của đối tác.
- Quan điểm đối phương là một trong những thông tin quan trọng ban đầu cần tìm hiểu khi bước vào cuộc đàm phán, nắm được quan điểm này ta sẽ có bước chủ động nhất định. 2.5.2. Nhóm thông tin về mình
- Những thông tin có lợi cho phía ta
- Những thông tin nội bộ chứng minh cho quan điểm mình đưa ra. Ví dụ: Trong cuộc đàm phán Nhật Bản- Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, 2 bên đưa ra những chứng cứ chứng minh chủ quyền của mình trên quần đảo này. Những thông tin này thường được mỗi bên sử dụng để khẳng định và chứng minh cho quan điểm của mình trong cuộc đàm phán. Ngoài ra nó còn được sử dụng vào mục đích truyền thông để có được sự ủng hộ của dư luận trong nước cũng như dư luận quốc tế.
- Những thông tin chứng minh thực lực bản thân: Thu thập những thông tin về thế mạnh của bản thân để sử dụng trong đàm phán là cách hữu hiệu để gây áp lực lên đối phương, dễ dàng chiếm ưu thế và có tiếng nói mạnh mẽ trên bàn đàm phán.
- Những thông tin bất lợi cho phía ta: những thông tin này được sử dụng để tính đến trường hợp xấu nhất, chuẩn bị trước tinh thần, tránh lâm vào thế bị động khi đối phương sử dụng chính những thông tin này gây bất lợi cho ta. 2.5.3. Nhóm thông tin về các yếu tố môi trường Để tham gia vào một cuộc đàm phán, ngoài việc các bên phải có các thông tin về nhau, phải hiểu nhau thì thông tin về môi trường là thông tin mà các bên không thể bỏ qua khi tìm hiểu trước khi tiến hành đàm phán.
- Xác lập mục tiêu đàm phán đòi hỏi ta phải nhận thức rõ và phân biệt được mình cần gì và mình muốn gì. Bên cạnh đó, cũng cần phải xác định được mức độ nhượng bộ trong từng mong muốn.
- Xác lập mục tiêu đàm phán cần có tính co giãn; tùy thuộc vào thời điểm, hoàn cảnh cụ thể mà khéo léo, mềm mỏng biến đổi để có thể hiện được mong muốn bản thân đồng thời lèo lái cuộc đàm phán thuận lợi đạt được nhiều lợi ích có mình.
- Có thể chia mục tiêu trong một cuộc đàm phán làm 3 cấp, bao gồm: mục tiêu cao nhất, mục tiêu trung gian và mục tiêu thấp nhất. Nội dung Mục tiêu cao nhất Mục tiêu trung gian Mục tiêu thấp nhất Tính cấp thiết Là mục tiêu lý tưởng, có thể bỏ qua khi cần thiết Là mục tiêu kỳ vọng, mục tiêu chính, Chỉ trong tình huống bất đắc dĩ mới có thể bỏ Tối thiểu phải đạt được Đặc điểm Khả năng thực hiện được không cao bằng các cấp mục tiêu khác Cần cố sức tranh thủ thực hiện được Khả năng thực hiện được cao hơn các cấp mục tiêu còn lại _Ví dụ: Vòng đàm phán thứ nhất giữa Nga và Ukraine tại Belarus (28/2/2022)
- Mục tiêu cao nhất: căng thẳng trong quan hệ Nga - Ukraine hạ nhiệt, hướng tới nền hòa bình và ổn định ở mỗi quốc gia.
- Mục tiêu trung gian: đạt được thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức, đình chiến và hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường khỏi các làng, thành phố bị phá hủy hoặc liên tục bị pháo kích.
- Mục tiêu thấp nhất: hai bên nhất trí tiếp tục đàm phán._
Chú ý: Mục tiêu đàm phán không phải càng cụ thể càng tốt mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh. Do đó, khi xác định mục tiêu của cuộc đàm phán, cần lưu ý tới:
- Chủ đề, chương trình nghị sự của cuộc đàm phán
- Điểm mạnh, điểm yếu của mình và đối tác
- Tương quan mối quan hệ giữa các bên
- Tính chất quan trọng của cuộc đàm phán 2.7. Tự nhận thức về bản thân Theo các bạn, tại sao phải tự tìm hiểu về bản thân trước khi tham gia đàm phán? Trước khi bước vào một cuộc đàm phán, cần tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu và những đặc điểm tâm lý của phía mình bởi những lý do sau:
- Nắm chắc các mục tiêu đàm phán của bản thân, hiểu rõ mình cần gì, muốn gì, xác định được giới hạn đàm phán.
- Nhận thức được điểm mạnh của bản thân sẽ giúp phía mình vạch ra những chiến lược phù hợp nhằm huy các ưu điểm sẵn có, biết cách tận dụng chúng làm lợi thế với đối phương trên bàn đàm phán.
- Lắng nghe để có thể nhớ lại các chi tiết cụ thể mà không cần thông tin lặp lại nhiều lần.
- Lắng nghe tạo tâm lý người nói được tôn trọng.
- Thu thập được một cách đầy đủ thông tin cần thiết để phục vụ cho đàm phán có lợi cho mình.
- Lắng nghe sẽ giúp bản thân có cách ứng xử linh hoạt và phù hợp theo tình hình diễn ra của cuộc đàm phán, nhận ra được điều đối phương mong muốn, thậm chí cả những điều họ không trực tiếp nói ra.
- Kỹ năng nói, hỏi, trả lời….
- Kỹ năng nói ● Trong đàm phán nói riêng và hoạt động giao tiếp nói chung, việc trau dồi, luyện tập kỹ năng nói là vô cùng quan trọng. ● Cách ăn nói khéo léo sẽ làm các bên tham gia đàm phán cảm thấy hài lòng, tránh gây ra căng thẳng, mâu thuẫn không mong muốn, từ đó nhanh chóng đi đến thỏa thuận có lợi cho các bên.
- Kỹ năng đặt câu hỏi ● Đặt câu hỏi chính là cách để bản thân cho đối phương biết rằng đang theo dõi cuộc trò chuyện, đang lắng nghe họ và thực sự quan tâm đến những gì họ nói. ● Thu thập được những thông tin thật sự cần thiết và phù hợp với mục đích và ý đồ đàm phán. ● Kích thích sự tích cực và tính sáng tạo làm cho đối tác có hứng thú cung cấp thông tin. ● Từ thông tin thu thập được có thể kịp thời ứng xử những thiếu sót trong quá trình chuẩn bị đàm phán.
- Kỹ năng trả lời ● Giúp đối tác thấy thông tin rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất. ● Cần có kỹ năng nói và trả lời một cách khôn khéo để đối phương không hỏi đến cùng và không dồn ta vào những thế khó.
● Không nên hấp tấp, vội vàng mà phải cẩn trọng suy xét và sắp xếp câu trả lời sao cho có logic để nội dung câu trả lời phù hợp với nội dung câu hỏi. 2.8. Tìm hiểu về đối tác Theo các bạn, cần quan tâm và tìm hiểu về đối tác trên những phương diện nào? Cần tìm hiểu về đối tác trên những mặt sau:
- Thực lực của họ: lịch sử, ảnh hưởng xã hội, tình hình tài chính…
- Nhu cầu và ý định của đối tác: Họ muốn hợp tác với ta có ý đồ gì? Mục đích của họ là gì? Nguyện vọng hợp tác có chân thành không? Mức độ bức thiết của sự hợp tác này của họ như thế nào? Họ có lựa chọn nhiều bạn hàng hợp tác nữa hay không?...
- Tìm hiểu nhân viên đàm phán của họ: Đoàn đàm phán gồm những ai? Địa vị, tính cách, sở thích, kinh nghiệm đàm phán của từng người trong đoàn? Ai là người có tính chất quyết định trong số họ? Năng lực, tính từng trải, sở trường và nhược điểm?...
- Đối với những cuộc đàm phán phức tạp, thậm chí còn phải dùng tình báo để tìm hiểu đối phương như: cách nghĩ và tính toán của mỗi người đàm phán, quan hệ giữa họ ra sao? Có tồn tại mâu thuẫn hay không, có người thao túng ở phía sau không? 2.9. Chuẩn bị các văn bản pháp lý Trước khi bước vào đàm phán, phải có sự tham khảo và chuẩn bị các văn bản pháp lý tương ứng với các nội dung trong chương trình nghị sự. Điều đó sẽ giúp cho phía ta chuẩn bị những yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời qua đó ta sẽ đưa ra được những lý lẽ, lập trường có cơ sở, thuyết phục đối phương ➛ nhanh chóng tháo gỡ bế tắc và đạt được thỏa thuận trên bàn đàm phán. 2.10. Lựa chọn chiến lược, chiến thuật 2.10.1. Lựa chọn chiến lược
- Chiến lược trong đàm phán là kế hoạch được đưa ra dựa trên sự tìm hiểu về bản thân và đối tác, để áp dụng vào đàm phán nhằm đạt được mục tiêu.
Kiểm soát
- Tiếp cận xung đột để nắm được những bước cần thiết và thỏa mãn mục đích cá nhân, cho dù tiêu phí mối quan hệ.
- Cần thắng lợi bằng bất cứ cách nào
- Hành động nhanh chóng, dứt khoát, sống còn (trường hợp khẩn cấp)
- Vấn đề quan trọng đòi hỏi hành động bất thường
- Biết mình đúng Tránh né - Xem xét xung đột là những cái phải tránh bằng mọi giá
- Lảng tránh, tạo cảm giác thất vọng hoàn toàn cho các bên liên quan
- Mục đích của các bên không được đáp ứng, mà cũng không duy trì được mối quan hệ.
- Người đàm phán rút lui, chấp nhận thua để bên kia thắng trong danh dự.
- Những vấn đề không quan trọng
- Có nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết khác
- Không có cơ hội đạt được mục đích khác
- Có khả năng làm xấu đi cuộc đàm phán hơn là đạt được lợi ích
- Cần bình tĩnh và lấy lại tiến độ
- Phía bên kia có thể giải quyết xung đột có hiệu quả hơn
- Cần thời gian để thu thập thông tin Ngoài ra, cũng cần xác định phương án thay thế tốt nhất - BATNA (Best Alternative to a Negotiated Agreement). Khái niệm này do Roger Fisher và William Ury đưa ra trong cuốn sách bán chạy nhất “Getting to Yes: Negotiating Without Giving In” xuất bản năm 1981. “Đừng bao giờ bỏ hết trứng vào một rổ” - câu nói này là một lời khuyên hữu ích khi ta bước vào vòng đàm phán. Nếu ta chỉ có một phương án duy nhất khi đi đàm phán, ta có thể chỉ đạt được một thỏa thuận thiệt thòi, hay chấp nhận một mức giá cao hơn thực tế, hoặc thậm chí phải ra về tay trắng. Do đó, trước khi đàm phán, phải chuẩn bị cho mình “phương án thay thế tốt nhất để đạt được đồng thuận”. Phương án thay thế tốt nhất sẽ giúp ta đạt được mục tiêu mong đợi với sự đánh đổi ít nhất.
- Nên xác định giải pháp thay thế tốt nhất nếu thỏa thuận không hoàn toàn được như ý muốn.
- Cố gắng xác định giải pháp thay thế tốt nhất của đối tác bằng cách tìm kiếm các thông tin liên quan, đặt mình vào vị trí đối tác, tham khảo ý kiến của những người hiểu biết về đối tác…
- Tìm và vận dụng được giải pháp thay thế tốt nhất thành công là một nghệ thuật. (*) Phương pháp xác định giải pháp thay thế tốt nhất: (1) Liệt kê tất cả những phương án có thể xảy ra mà ta chấp nhận được. (2) Sàng lọc những phương án khả thi, có tính thực tiễn nhất. (3) Chọn một phương án tốt nhất trong số những phương án đã qua sàng lọc trước đó. 2.10.2. Lựa chọn chiến thuật
- Chiến thuật trong đàm phán là một hay nhiều thủ thuật, phương pháp, cách thức liên quan chặt chẽ với nhau, được sử dụng để triển khai chiến lược đàm phán đã chọn trước đó.
- Không có chiến thuật chung nào cho mọi cuộc đàm phán mà phải được xác định bởi chiến lược cũng như những điều kiện cụ thể của tiến trình đàm phán.
- Một số kiểu chiến thuật thường thấy trong đàm phán:
- Đàm phán cả gói: ● Thủ pháp đàm phán cả gói là nêu ra vấn đề chính, quan trọng kèm theo những vấn đề ít quan trọng trong cùng một gói để giải quyết cùng một lúc. ● Đàm phán cả gói được coi là một thủ pháp kỳ diệu, bởi nó có thể nhập ghép các biến số cá biệt nhằm thỏa mãn hoặc né tránh một yêu cầu nào đó. ● Đàm phán cả gói cho phép nhà thương thuyết có nhiều giải pháp và khả năng điều chỉnh giải pháp, tạo cơ hội dung hòa quan điểm của hai bên. ● Đối với các vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu đàm phán riêng rẽ khó đạt được thỏa thuận thì đàm phán cả gói là biện pháp thích hợp hơn cả. Đàm phán cả gói sẽ giúp nhận rõ ưu tiên của đối phương, nhất là những gì họ quyết giữ và những gì họ có thể buông
● Dùng vật chất, để đổi lại sự chấp nhận nhanh: Cần dùng vật chất một cách hợp lý, nếu không đối phương sẽ chỉ coi đó là một sự nhượng bộ. ● Dành một sự nhượng bộ đặc biệt, nhất là ở giai đoạn gần kết thúc, để đối phương chấp nhận đề nghị của mình. ● Đưa ra hai hay ba đề nghị có giá trị ít nhiều tương đương nhau: ○ Để cho đối tác lựa chọn (con người thường thích lựa chọn, cho dù là những thứ rất giống nhau). ○ Đây là một kỹ thuật rất hiệu quả để kết thúc đàm phán
- Các chiến thuật gây sức ép: ● Đưa điều kiện tiên quyết để áp chế đối phương: ○ Chỉ cần có chút nhượng bộ, đã có thể cho đối phương thấy rằng mình đã phải hy sinh rất nhiều. ○ Tuy nhiên nếu điều kiện đưa ra quá ngặt nghèo thì rất có thể sẽ khiến đối phương thấy khó mà rút lui, không muốn tham gia đàm phán. ● Chuyển thông điệp không còn đường để lui: ○ Nhấn mạnh đây là đề nghị cuối ○ “Tất cả những gì có thể làm" hay "mức tối đa mà tôi có thể có" ● Làm cho đối phương cảm nhận thấy lợi ích của mình đang bị đe dọa nghiêm trọng, nếu không đồng ý, tình hình sẽ càng tồi tệ hơn: Mức cao của thủ pháp này là đưa tối hậu thư: nêu đề nghị buộc đối phương phải chấp nhận nếu không sẽ phải chịu hậu quả. ● Tạo áp lực về thời gian: Điều này đặc biệt hiệu quả trong tình huống cần ngăn chặn đối phương xem xét những giải pháp khác. ○ Đưa đề nghị có thời hạn cực ngắn để tạo áp lực cho đối phương phải đồng ý sớm.
○ Đưa đề nghị rất hấp dẫn, nhưng cũng báo là sẽ hết hạn trong một thời gian ngắn. ○ Tuy nhiên, người ta thường không thoải mái khi nhận đề nghị loại này vì họ cảm thấy như thế họ đang phải chịu áp lực không hợp lý. ○ Đồng thời cũng cần phải có lý do xác đáng, để đối phương không nghĩ ta giả bộ và chờ cho đến hạn xem sao. ○ Không được để đối phương tạo áp lực thời gian đối với mình, không để mình rơi vào tình thế nóng vội ● Đưa đề nghị vào phút chót: ○ Khi các vấn đề đã được dàn xếp, chỉ còn việc ký kết thì đưa ra đề nghị mới. ○ Thủ thuật này buộc đối phương chấp nhận yêu cầu của bạn vì đã quá mệt mỏi, không muốn thay đổi, làm hỏng kết quả đàm phán. ● Thủ thuật "uỷ quyền": ○ Khi cần bảo vệ quan điểm không khoan nhượng của mình thì nói "tôi chỉ được giao phó đến đó". ○ Trong hoàn cảnh này, việc giải quyết vấn đề không phụ thuộc vào nội dung đích thực của vấn đề, không phụ thuộc vào bối cảnh đàm phán mà là mức độ uỷ quyền, vấn đề quy chế về quyền hạn, vai trò. ○ Quy chế thẩm quyền càng cao, đối tác càng cứng rắn. 2.10.3. Chuẩn bị thái độ khi bước vào đàm phán Thái độ Đặc điểm Trường hợp cần sử dụng Đơn giản, thẳng thắn
- Trình bày thẳng vào vấn đề, không quanh co.
- Súc tích, đơn giản, thường không có ngụ ý.
- Bên mình đã quen thuộc với đối phương.
- Cuộc đàm phán rơi vào bế tắc.
- Sức ép về thời gian.