Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Philosophy for the past, Assignments of Philosophy

Philosophy for the past in Vietnam

Typology: Assignments

2023/2024

Uploaded on 11/12/2024

sabau-1
sabau-1 🇬🇧

2 documents

1 / 15

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM
KHOA KHOA HỌC BẢN BỘ MÔN KHXH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
TRIẾT ÂM DƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA
TRIẾT ÂM DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT
TP.HCM, THÁNG 1 NĂM 2022
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff

Partial preview of the text

Download Philosophy for the past and more Assignments Philosophy in PDF only on Docsity!

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN – BỘ MÔN KHXH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

TRIẾT LÍ ÂM DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA

TRIẾT LÍ ÂM DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG

VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT

TP.HCM, THÁNG 1 NĂM 2022

Câu hỏi tiểu luận: Triết lí Âm Dương và ảnh hưởng của triết lí Âm Dương trong

đời sống văn hóa của người Việt.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC

TP. HỒ CHÍ MINH

Khoa: Khoa Học Cơ Bản Bộ môn: Khoa Học Xã Hội

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam LỚP HP: Học kì: I HỌ TÊN SINH VIÊN: VÕ TRẦN THU HIỀN MSSV: Bộ môn / Khoa (Ký duyệt) Nguyễn Thị Song Thương Chữ ký Giảng viên ra đề Nguyễn An Thụy Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2 Chữ ký giảng viên chấm thi thứ 1 Chữ ký giảng viên chấm thi thứ 2 Điểm số Điểm chữ

2

A. MỞ ĐẦU:

Từ xa xưa con người đã luôn có khao khát nhận thức và tìm cách lý giải các hiện tượng quanh mình. Chính bởi khao khát đó mà hàng loạt các học thuyết Triết học đã xuất trong suốt hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển của các nền văn minh. Và một trong những hình thức triết học duy vật đầu tiên ra đời là chủ nghĩa duy vật cổ đại, điển hình là triết lý Âm Dương - Ngũ Hành, đánh dấu bước tiến bộ trong tư tưởng nhận thức của nhóm người phương Đông.Và học thuyết này đã có những tác động rất sâu sắc đối với đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Việt Nam. Trong các tập tục, cách sinh hoạt của người Việt chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp bóng dáng của các triết lý và tư tưởng này. Việt Nam là một quốc gia có lịch sử hình thành lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa Việt Nam hiện nay là kết quả của quá trình giao lưu và chịu ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau bởi các biến động lịch sử chính trị trong quá khứ. Trong đó chịu tác động mạnh mẽ và rõ ràng nhất chính là nền văn hóa Trung Hoa với các giá trị triết lý tổng hợp và biện chứng về sự nhận thức vũ trụ và nhân sinh quan. Trong thời đại ngày nay với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật và quá trình toàn cầu hóa, việc nhận diện và hiểu các đặc trưng văn hóa của dân tộc ngày càng quan trọng và cũng là một mục tiêu mà nước ta luôn chú trọng đến. Mà học thuyết Âm Dương có thể được xem là một trong những triết lý quan trọng được người Việt tiếp thu có chọn lọc và ứng dụng một cách linh hoạt trong nhiều phương diện đời sống sinh hoạt của mình. Vậy nên, việc tìm hiểu “Triết lí Âm Dương và ảnh hưởng của triết lí Âm Dương trong đời sống văn hóa của người Việt” là cần thiết để có thể hiểu rõ hơn các giá trị văn hóa của người Việt từ đó có cách ứng xử phù hợp nhằm gìn giữ và tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa này. Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu triết lý Âm Dương là gì?; sự hình thành và phát triển của triết lý Âm Dương; các biểu hiện của triết lý Âm Dương ở Việt Nam trong các phương diện ăn, mặt, ở và tinh thần. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Học thuyết Âm Dương; ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hóa của người Việt. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp tài liệu, phương pháp lịch sử và logic. Đề cương nghiên cứu: ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về triết lý Âm Dương Chương 2: Triết lý Âm Dương ở Việt Nam Chương 3:Ảnh hưởng của triết lý Âm Dương trong đời sống văn hóa của người Việt B. NỘI DUNG: CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG 1.1.Khái niệm và nguồn gốc của triết lý Âm Dương: 1.1.1.Khái niệm Âm Dương:

3 Âm Dương ở đây không phải để chỉ một vật chất, không gian cụ thể mà nó là tên của một lý luận hình thành từ rất lâu. Trong lý luận này người ta cho rằng toàn bộ vũ trụ được tạo nên từ hai thực thể đối lập ban đầu là Âm và Dương, hai lực lượng này tồn tài mâu thuẫn trong thống nhất, trong Dương có mầm mống của Âm và ngược lại trong Âm cũng có mầm mống của Dương. Và những điều tai họa xảy ra đều xuất phát từ việc hai lực lượng này mất cân bằng, Yếu tố Âm thường được biểu hiện trong các yếu tố như yếu đuối, tối tăm, mềm mại, nữ tính,… trong khi Dương lại được thể hiện trong các yếu tố trái ngược với Âm như mạnh mẽ, ánh sáng, cứng rắn, nam tính,… 1.1.2.Nguồn gốc của triết lý Âm Dương: Có rất nhiều giả thuyết nói về nguồn gốc của thuyết Âm Dương. Như Khổng An Quốc và Lưu Hâm (nhà Hán) đã cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo ra triết lý này. Tương truyền rằng Phục Hy trong một lần đi chơi ở sông Hoàng Hà đã nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con Long Mã từ đó hiểu được sự biến hóa của vũ trụ, từ đó vạch thành nét mà làm ra Hà Đồ. Tuy nhiên, Phục Hy chỉ là một nhân vật trong thần thoại nên chưa có cơ sở khoa học để kiểm chứng quan điểm này. Còn có một số người khác lại cho rằng triết lý này do Âm Dương Gia - một trong những trường phái triết học cổ xưa của Trung Quốc ra đời trong sự kiện Bách gia tranh minh thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tuy nhiên người ta chỉ tìm thấy các tài liệu ghi chép về việc Âm Dương Gia áp dụng lý luận này vào việc giải thích các vấn đề địa lý - lịch sử. Hơn nữa Âm Dương gia hình thành vào thế kỷ 3 trong khi khái niệm Âm Dương đã được ghi chép rất lâu trước đó. Hiện nay thì có rất nhiều các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng “khái niệm Âm Dương có nguồn gốc từ phương Nam ( gồm vùng phía nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trờ xuống và vùng Việt Nam). Người Trung Hoa trong thời kỳ Nam tiến - thời kỳ mở rộng từ lưu vực sông Hoàng Hà xuống phía nam sông Dương Tử, đã tiếp thu triết lý này, hệ thống hóa, hoàn thiện nó và mang ảnh hưởng của nó tác động ngược trở lại các cư dân phía Nam. 1.2. Khái quát một số nội dung cơ bản của triết lý Âm Dương: 1.2.1. Âm Dương theo Dịch học: Nguồn gốc hình thành yếu tố Âm - Dương được ghi rõ trong “Kinh Dịch”. Trời đất ban đầu là một khối trong trạng thái hỗn độn chưa có phân chia gọi là Thái Cực. Tiếp đến Thái cực này vận động và biến thành hai lực lượng là Âm và Dương. Từ đây vạn vật trở thành một khối tiểu vũ trụ hàm chứa Âm Dương và Ngũ hành. Hai khí Âm Dương này luôn chuyển hóa làm cho vũ trụ vận động và vạn vật sinh tồn. Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tự Tượng sinh Bát Quái. Đó là cơ sở cơ bản để xây dựng các Triết lý Âm Dương Ngũ hành.

5 phần trắng vẫn có một chấm đen và trong phần đen vẫn có chấm trắng. Hai phần này được xếp ở hai phía đối lập nhau nhưng vẫn không không tách tời và có xu hướng xoắn vào nhau. Trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, vạn vật cứ như vậy hỗ trợ và không ngừng chuyển hóa cho nhau. 1.2.4. Hai hướng phát triển của học thuyết Âm Dương: Dựa trên cơ sở của triết lý Âm Dương, về sau người ta dần phát triển triết lý này thành hai hệ thống học thuyết khác đó là “thuyết tam tài ngũ hành” và “thuyết tứ tượng bát quái” a) Thuyết ngũ hành: Thuyết Ngũ hành về căn bản chính là biểu thị cho quy luật mâu thuẫn và bổ sung cho nhau trong thuyết Âm Dương, nhưng có điều nó được xây dựng hoàn chỉnh hơn dựa trên việc xây dựng mô hình thế giới vũ trụ dựa trên năm nguyên tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm nguyên tố này sẽ tồn tại trong mối quan hệ tương sinh tương khắc lẫn nhau. Trong quan hệ tương sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Thủy sinh Mộc. Còn trong quan hệ tương khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Như vậy, tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hóa biểu thị cho sự biến của vạn vật. Sự xuất hiện của thuyết Ngũ hành đã giúp cho thuyết Âm Dương có thể lý giải được những sự biến hóa phức tạp của vật chất từ đó giải thích hiện tượng xã hội một cách hợp lý. Hai

6 học thuyết này sẽ luôn phối hợp hỗ trợ cho nhau không thể tách rời. Muốn nhìn nhận con sự vật hiện tượng một cách chỉnh thể thì phải kết hợp cả hải học thuyết này. b) Thuyết bát quái: Một hướng phát triển khác của triết lý Âm Dương là phân đôi Lưỡng nghi thành Tứ Tượng (từ hai mùa lạnh và nóng phân thành bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; từ hai phương Nam, Bắc phân thành bốn phương Nam, Bắc, Đông, Tây). Rồi từ Tứ Tượng tiếp tục phân đôi thành Bát quái với Bát quái Tiên thiên biểu tượng cho 8 hiện tượng tự nhiên: Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Nước, Núi, Đất; Bát quái Hậu thiên biểu tượng cho cha mẹ và 6 con trong gia đình. Thuyết Bát quái có quan hệ mật thiết với Thái cực và Ngũ hành và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như địa lý, thiên văn học, phong thủy, y học cổ truyền,… CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TỌA ĐỘ VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM 2.1. Văn hóa là gì? Từ xưa đến nay có đã có rất nhiều khái niệm về văn hóa được đưa ra và theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội”. Như vậy có thể hiểu các biểu hiện văn hóa của một cộng đồng là cách một cộng đó sống và sinh hoạt và làm cho cộng đồng này khác với cộng đồng khác. 2.2. Đời sống văn hóa là gì? Thuật ngữ “Đời sống văn hóa” đã xuất hiện khá lâu tuy nhiên khái niệm chính xác của nó vẫn chưa được định hình. Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Đời sống văn hóa là gì?”. Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu đời sống văn hóa là kết quả của các hoạt động tương tác giữa con người với môi trường văn hóa tạo nên yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, qua đó thể hiện chất lượng, thói quen sống và góp phần hình thành nên nhân cách của con người trong xã hội. 2.3. Khái quát về tọa độ văn hóa Việt Nam: Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, địa hình Việt Nam có hệ thống sông ngòi chằng chịt và một trong những yếu tố tự nhiên quan trọng ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt đó là hiện tượng gió mùa. Loại hình văn hóa gốc ở Việt Nam là văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước hơn nữa vì là vùng sông nước nên rất nhiều phong tục tập quán của Việt Nam thể hiện rõ sự gắn bó với sông nước điển hình như quan niệm “sống và chết trên những con thuyền”. Về thời gian văn hóa thì Việt Nam có thể chia thành 5 giai đoạn văn hóa. Hai gian đoạn đầu thuộc về lớp văn hóa bản địa là giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa sơ sử. Bốn giai đoạn sau thuộc về lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực gồm: giai đoạn văn hóa chống Bắc Thuộc, giai đoạn văn hóa đại Việt thời tự trị, và giai đoạn văn hóa hiện đại. Có thể thấy thời gian của lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa là dài nhất nên các nhận thức hình thành trong giai đoạn này (hệ thống nhận thức Tam giáo gồm Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo) bị ảnh hưởng rất lớn bởi Trung Hoa và là các nhận thức chủ đạo ảnh hưởng đến cách

8 (mát), Bình (trung bình), Ôn (ấm), Nhiệt (nóng). Khi chế biến thức ăn cần tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo thức ăn ngon miệng và tốt cho sức khỏe. Ví dụ như trong món cá kho với cá thuộc tính hàn thì người Việt hay cho thêm một số nguyên liệu mang tính nhiệt như gừng, tiêu, ớt,… Bữa cơm người Việt luôn kết hợp hài hóa yếu tố Âm Dương Thứ hai, thức ăn đưa vào cơ thể cần đảm bảo sự cân bằng Âm Dương trong cơ thể. Theo quan niệm của người Việt thì các bệnh tật sinh ra là do sự mất cân bằng Âm Dương trong cơ thể nên khi bị ốm có thể giúp cơ thể khỏi bệnh bằng các món ăn giúp điều chỉnh sự mất cân bằng này. Ví dụ như khi cơ thể bị cảm (quá âm) thì nên ăn các món ăn thuộc nhiệt như nước gừng, cháo hành,… Thứ ba, cần đảm bảo hài hòa Âm Dương giữa con người và môi trường trong ẩm thực. Tùy vào môi trường mà nên chọn các loại món ăn phù hợp. Ví dụ như trời nóng thì nên ăn các món có tính âm còn trời lạnh thì nên ăn các món ăn có tính dương. Ngoài ra, các món ăn đặc trưng trong các dịp lễ quan trọng của người Việt thường hội đủ cả yếu tố Âm và Dương với ý nghĩa toàn vẹn hòa hợp. Ví dụ như loại bánh phu thê xuất hiện

9 trong ngày cưới của người Việt là loại bánh hình tròn bọc trong khuôn hình vuông, ruột có dừa trắng, đậu vàng, mè đen, lá xanh, buộc lạc đỏ. Đảm bảo có đầy đủ các yếu tố Âm Dương và Ngũ hành với hy vọng cuộc sống hôn nhân hòa hợp, hạnh phúc. Có thể thấy người Việt đã vận dụng những tư duy và lý giải của mình trong văn hóa ẩm thực từ đó tạo nên những bữa ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng nhưng vẫn mang nét đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước. Bánh phu thê 3.4. Ảnh hưởng của triết lý Âm Dương trong văn hóa trang phục của người Việt: Nếu trong ẩm thực người Việt coi trọng việc cân bằng Âm Dương thì ở một số phương diện đời sống văn hóa khác người Việt lại có phần trọng Âm hơn. Điển hình như trong trang phục truyền thống của người Việt thì thường có xu hướng chọn các màu tối, nhã nhặn và được thiết kế với phong cách kín đáo, tế nhị. Ví dụ như các trang phục xưa ở miền Bắc thường có màu nâu, màu gụ còn ở miền Nam thì là màu đen. Đây cũng có thể xuất phát từ đặc điểm ngoại hình của người Á Đông với các nét đẹp mềm mại và nhu hòa chứ không phải là nét đẹp sáng chói rực rỡ như người phương Tây. Và với các nét đẹp này thì người Á Đông thường cho rằng nó sẽ thể hiện rõ nhất dưới một môi trường “thuộc Âm” khi mà mọi thứ dường như tiềm ẩn dưới một lớp bụi mờ ảo. Về sau với sự du nhập của văn hóa phương Tây - nơi cho rằng các vẻ đẹp đến từ sự rực rỡ chói lọi, các trang phục của người Việt được cải tạo để có thể đưa thêm các yếu tố dương vào. Có thể thấy rõ trong trang phục truyền thống của người Việt thời hiện đại, là áo dài. Áo dài có thể nói là một trang phục hài hòa Âm Dương mà vẫn tôn nên nét đẹp nhu hòa kín đáo của người Việt. Phần trên của áo dài thường được may bó sát để tôn nên các đường nét cơ thể của người mặc, phần dưới lại lơi ra để nét đẹp trở nên kín đáo và thướt tha hơn. Màu sắc của áo dài cũng đa dạng và có nhiều màu rực rỡ hơn chứ không chỉ là những màu thâm hoặc nâu như xưa.

11 Tín ngưỡng phồn thực cũng một lần nữa khẳng định sử ảnh hưởng của triết lý Âm Dương đối với đời sống văn hóa người Việt. Ở Việt Nam, tín ngưỡng này thờ cơ quan sinh dục nam và nữ ( Âm và Dương) và thờ hành vi giao phối (sự hài hòa Âm Dương). Với các tín ngưỡng đa thần khác thì người Việt thường lấy chất âm tính làm căn bản, dẫn tới lối sống tình cảm trọng nữ. Một tín ngưỡng đặc trưng khác của Việt Nam cũng thể hiện rõ tính chất này là tục thờ Mẫu. Ngoài ra một số tín ngưỡng khác khi du nhập vào Việt Nam cũng có chút biến đổi cho phù hợp với tư duy này của người Việt. Như là các vị Phật ở Việt Nam thường được nữ tính hóa cũng như khi nhắc đến đạo Phật ở Việt Nam người ta thường để ý nhiều đến vị Quan Thế Âm Bồ Tát. Với tư duy tin ngưỡng về con người thì người Việt cũng coi trọng mối quan hệ giữa con người với Âm Dương đặc biệt là Âm. Theo người xưa, chết là việc linh hồn đi sang cõi âm về với tổ tiên và người Việt cũng rất coi trọng Việt thờ cúng tổ tiên. Người Việt thường tổ chức ngày giỗ hằng năm để tưởng nhớ người đã mất. Vào các dịp Tết thì bên cạnh Việt ăn mừng năm mới thì người Việt còn coi nó là dịp đưa các linh hồn người đã mất về đoàn tụ với gia đình. 3.6.2. Về mặt phong tục: Triết lý Âm Dương ảnh hưởng đến nhiều phong tục tập quán của người Việt và rõ nét nhất là phong tục tang lễ. Trong tang lễ truyền thống người Việt chủ đa phần dùng màu trắng (màu của hành Kim) thay vì màu đen như nhiều quốc gia khác, các nghi thức cúng, đưa tiễn người chết đều được thực hiện theo đúng trình tự ưu tiên của ngũ hành. Trong các lễ hội truyền thống lớn của người Việt luôn có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ thường là sự giao tiếp với thế giới âm với ý muốn cầu nguyện và tạ ơn, còn phần hội là thời gian để mọi người vui chơi giao lưu với nhau thuộc về phần dương. 3.6.3. Nghệ thuật: Nghệ thuật thanh sắc ở Việt Nam thường tuân thủ theo nguyên tắc đôi xứng hài hòa, nghệ thuật múa thường theo các đội hình vuông tròn và xây dựng dựa trên cơ sở tương quan giữa các yếu tố Âm Dương. Các nhịp điệu thường được chia theo nhịp chẵn và nội dung cũng mang đậm tính trữ tình như tính cách đặc trưng của người Việt Nam. Trong văn học dân gian của người Việt luôn thể hiện rõ tư tưởng “trong âm có dương trong dương có âm, âm cực sinh dương cực và dương cực sinh âm”. Ví dụ như: không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời,… 3.6.4. Nhận thức về con người và tự nhiên: Theo triết lý Âm Dương thì con người cũng có phần Âm và phần Dương, hai yếu tố này sẽ trong quan hệ tương sinh - tương khắc và đây chính là cơ sở để xây dựng hệ thống chuẩn đoán và chữa bệnh theo Y học cổ truyền. Về mặt tự nhiên thì người Việt khá coi trọng việc phân chia ngũ hành trong tự nhiên và xem số 5 là một biểu tượng cần phải kính nể và kiêng dè. Chẳng hạn người Việt thường sử dụng cờ hình vuông với năm màu sắc của ngũ hành trong các lễ hội của mình. Hoặc treo tranh

12 Ngũ hổ với ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh và tọa trấn ở năm phương. Ngoài ra người Việt còn kiêng kỵ một số thứ liên quan tới số năm như việc không khởi hành vào ngày 5. Tranh Ngũ hỗ hàng Trống Cờ Ngũ sắc C. KẾT LUẬN: Thông qua bài viết này chúng ta có thể hiểu được phần nào triết lý Âm Dương là gì và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa người Việt. Triết lý Âm Dương đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và có những ảnh hưởng rất sâu sắc trong hầu hết mọi mặt của đời sống văn hóa người Việt. Nó cũng chính là một trong những cơ sở hình thành tính cách và lối tư duy đặc trưng của người Việt. Đó là triết lý sống quân bình, tư duy lưỡng phân lưỡng hợp, các phong tục tín ngưỡng, cách người Việt ăn ở, sinh hoạt cũng tuân thủ nghiêm ngặt theo những triết lý này. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển hiện và xu hướng hội nhập mạnh mẽ như hiện nay thì việc hiểu biết và nhận diện được các đặc trưng văn hóa của dân tộc là hết sực quan trọng. Nó sẽ góp phần giữ vững những giá trị truyền thống của dân tộc nhưng vẫn đảm bảo tính hài hòa với các nền văn hóa du nhập khác.