Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

nua ha troi met ghe a, Schemes and Mind Maps of Marketing Management

index speak english year lunch

Typology: Schemes and Mind Maps

2021/2022

Uploaded on 01/19/2025

kha-pham-phuong
kha-pham-phuong 🇬🇧

2 documents

1 / 61

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------- ----------
KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM VẢI
CỦA CÔNG TY TNHH MTV VẢI VIỆT
Mục lục
Tóm lược............................................................................................................2
Tổng quan về công ty Vải Việt...........................................................................2
1. Giới thiệu về Công Ty Vải Việt..............................................................2
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 GVHD:
Sinh viên thực hiện: Mã sinh viên:
1. Nguyễn Thanh Thủy
2. Phạm Phương Kha
3. Nguyễn Thị Nhung
4. Chu Thị Hà Giang
5. Lương Thị Hồng Ngọc
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d

Partial preview of the text

Download nua ha troi met ghe a and more Schemes and Mind Maps Marketing Management in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM VẢI

CỦA CÔNG TY TNHH MTV VẢI VIỆT

Mục lục Tóm lược............................................................................................................ 2 Tổng quan về công ty Vải Việt........................................................................... 2

  1. Giới thiệu về Công Ty Vải Việt.............................................................. 2

Nhóm thực hiện: Nhóm 12 GVHD:

Sinh viên thực hiện: Mã sinh viên:

1. Nguyễn Thanh Thủy

2. Phạm Phương Kha

3. Nguyễn Thị Nhung

4. Chu Thị Hà Giang

5. Lương Thị Hồng Ngọc

1. Phân tích và đánh giá hiện trạng hoạt động lập kế hoạch Marketing của

Tóm lược Tổng quan về công ty Vải Việt

1. Giới thiệu về Công Ty Vải Việt Công ty Vải Việt được thành lập vào tháng 9 năm 2024 tại thành phố Huế, với mục tiêu trở thành nhà cung cấp vải hàng đầu trong lĩnh vực dệt may và nội thất tại thị trường miền Trung Việt Nam. Với sự am hiểu về thị trường địa phương và cam kết mang lại giá trị bền vững, công ty định hướng xây dựng thương hiệu mạnh mẽ thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ ưu việt. 2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Tầm nhìn: Vươn lên trở thành thương hiệu vải uy tín nhất tại miền Trung và mở rộng ra các thị trường lớn trên cả nước. Sứ mệnh: Cung cấp các dòng sản phẩm vải chất lượng cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp và cá nhân. Giá trị cốt lõi:

- Chất lượng : Cam kết cung cấp các sản phẩm vải chất lượng cao, bền đẹp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. - Sự sáng tạo : Luôn đổi mới và sáng tạo trong thiết kế và sản xuất để mang đến những sản phẩm độc đáo và phù hợp với xu hướng thị trường. - Trách nhiệm : Thực hiện các hoạt động sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường và đóng góp tích cực cho cộng đồng. - Tính minh bạch : Hoạt động kinh doanh với sự trung thực và minh bạch, xây dựng lòng tin với khách hàng và đối tác. - Tinh thần đoàn kết : Khuyến khích sự hợp tác và đoàn kết trong nội bộ công ty cũng như với các đối tác bên ngoài để cùng phát triển và đạt được thành công - Khách hàng là trọng tâm : Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3. Mục tiêu..................................................................................................

2.3. Mục tiêu Marketing...................................................................................

Mở rộng danh mục sản phẩm đa dạng từ các loại vải phổ biến trên thị trường dến các loại vải hiện đại đang là những loại mới hot trend bắt kịp xu thế theo đó nhằm mang tính đột phá, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Liên kết qua các kênh nhằm tăng đọ nhận diện, tiếp thị trực tiếp, tìm hiểu thị trường tại TTH để gia tăng điểm chạm với các cửa hàng doanh nghiệp là khách hàng mà Vải Việt muốn cung ứng sản phẩm. phát triển công ty về chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm. Mục tiêu dài hạn

vnđ/m mát, phù hợp cho trang phục mùa hè và trang trí nội thất. Đa dạng về màu sắc và hoa văn, dễ dàng tạo ra các thiết kế tinh tế. 7 Vải nỉ

vnđ/m Mềm mại, ấm áp, giữ nhiệt tốt và bền. Thường được làm từ polyester hoặc cotton. Khả năng giữ ấm tốt, phù hợp cho trang phục mùa đông và đồ dùng gia đình. 8 Vải in 3D 9 Vải Bamboo

vnđ/kg Vải bamboo với các sợi thành phần chủ yếu được làm từ bột cellulose của cây tre, là loại vải thiên nhiên. Việc sử dụng vải sợi tre bamboo may áo sơ mi ngày càng phổ biến vì hơn cả ý nghĩa về trang phục thời trang; nó còn mang giá trị về ý thức bảo vệ và gìn giữ môi trường sống. 10 Vải Tencel

vnđ/m Được chế tạo từ bột gỗ, mang lại kết cấu mịn màng và khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả. Có đặc tính thoáng mát và ít nhăn mà còn là một vật liệu hoàn toàn phân hủy sinh học, làm cho nó trở thành lựa chọn thân thiện với môi trường trong vải may quần áo thể thao. 11 Vải Modal

vnđ/m Chất liệu vải sinh học được làm từ cellulose tái chế từ cây sồi. Chất liệu này được lấy từ những cây sồi cổ thụ có tuổi thọ lâu năm. Khả năng co giãn tốt, chất vải mềm mịn, dễ dàng hút ẩm. Hơn thế nữa, một đặc tính nổi bật mà chỉ có chất vải này sở hữu chính là khả năng kháng khuẩn cao. 12 Vải Coomax

vnđ/kg Được mệnh danh là chất liệu của thời đại với những đặc điểm ưu việt như thoát ẩm nhanh, thông thoáng, xốp nhẹ, siêu mềm mại…nên phù hợp để sử dụng cho mùa hè cũng như các hoạt động thể thao ngoài trời. Đặc biệt sự cải tiến về cấu trúc bề mặt sẽ giúp cho cơ thể và làm khô cơ thể nhanh hơn. 13 Vải Gore-Tex 9

vnđ/m Vải may đồ thể thao, không chỉ cho quần áo tập gym như áo khoác mà còn cho giày chạy bộ. Chất liệu này có đặc điểm nổi bật với lớp phủ bên ngoài giúp nó không thấm nước nhưng vẫn giữ được tính thoáng khí.

Kế hoạch Marketing cho sản phẩm của Công ty TNHH MTV Vải Việt............

1. Phân tích và đánh giá hiện trạng hoạt động lập kế hoạch Marketing của

Công Ty Vải Việt........................................................................................

1.1. Phân tích bối cảnh kinh doanh chung..........................................................

Công ty Vải Việt hoạt động trong ngành công nghiệp dệt may, được chi phối bởi nhiều yếu tố vĩ mô:

  • Kinh tế
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Huế có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu về tiêu dùng về Vải của người tiêu dùng trên địa bàn. Nền kinh tế tại Huế phát triển mạnh nên nhu cầu về nguyên vật liệu cũng có xu hướng tăng cao. Nhu cầu về các sản phẩm đầu vào như vải chất lượng cao, giá cả cạnh tranh đang tăng, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực may mặc và sản xuất tại địa phương.
  • Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ chính phủ, địa phương dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Vải Việt tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường. Mức sống của người dân Huế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chi trả của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những loại vải cao cấp.
  • Chính trị
  • Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp: Nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huế có các chương trình ưu đãi như giảm thuế hoặc hỗ trợ vay vốn dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực cung ứng đầu vào.
  • Chính sách của chính phủ về ngành dệt may: Các quy định về chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, môi trường sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
  • Pháp luật
  • Quy định pháp lý: Các quy định chặt chẽ về chất lượng sản phẩm đầu vào, bao gồm tiêu chuẩn dệt may và bảo vệ môi trường.
  • Luật Thương mại: Quy định về hợp đồng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp sẽ đảm bảo quyền lợi cho công ty trong các hoạt động kinh doanh.
  • Luật Lao động: Quy định về quan hệ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và quản lý nhân sự của công ty.

truyền thống như dệt Zèng, làm nón lá, và các sản phẩm thời trang từ chất liệu tự nhiên. Do đó, việc sản xuất và cung cấp các loại vải có thể kết hợp với văn hóa truyền thống (như hoa văn Zèng hoặc vải tre) sẽ giúp Công ty Vải Việt có lợi thế cạnh tranh lớn trong thị trường hiện tại và tương lai.

1.2. Phân tích tình hình kinh doanh....................................................................

Tình hình kinh doanh ngành dệt may của các doanh nghiệp tại Huế:

  • Thị trường:
  • Theo thống kê sơ bộ, tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 50 doanh nghiệp dệt may trong năm 2023 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp dệt may.
  • Sự tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận:
  • Nhờ các chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ từ chính phủ trong du lịch, giao thông và hạ tầng, kinh tế địa phương đã đạt được những bước tiến đáng kể. Sự phát triển này tạo ra một thị trường tiềm năng cho ngành dệt may, đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm vải chuyên dụng cho các doanh nghiệp.
  • Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp tại Huế đã kéo theo nhu cầu lớn về các sản phẩm dệt may trong nhiều lĩnh vực. Các sản phẩm này bao gồm:
    • Sản xuất đồng phục: Nhu cầu đồng phục chất lượng cao để khẳng định thương hiệu và sự chuyên nghiệp của các doanh nghiệp ngày càng tăng.
    • Trang trí nội thất: Các khách sạn, nhà hàng và văn phòng có nhu cầu sử dụng vải may rèm cửa, bọc ghế và khăn trải bàn để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
    • Sản phẩm dệt may cao cấp: Các loại vải chống cháy, vải hữu cơ, và vải tái chế thân thiện môi trường đang trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
    • Công nghệ ngày càng phát triển đã mang đến nhiều cơ hội lớn cho công ty Vải Việt trong việc mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc tận dụng các nền tảng truyền thông và các hình thức bán hàng trực tuyến giúp công ty dễ dàng tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, và Tiktok được coi là cơ hội tốt cho doanh nghiệp nếu khai thác, tận dụng và áp dụng tốt các chiến lược kinh doanh phù hợp.
    • Đối với doanh nghiệp, việc kiểm soát chi phí nguyên liệu và đầu tư sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu, nhằm đảm bảo giá thành cạnh tranh trên thị trường. Tỷ lệ đầu tư vào các công nghệ đổi mới thường ở mức thấp, phù hợp với ngân

sách hiện tại của công ty. Tuy nhiên, điều này đồng thời đặt ra thách thức trong việc duy trì chất lượng sản phẩm cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cả trong nước và quốc tế.

1.3. Phân tích tình hình cạnh tranh.....................................................................

1.3.1. Mốc cạnh tranh..................................................................................

Công ty Vải Việt được thành lập vào tháng 9 năm 2024 trong bối cảnh ngành dệt may tại Huế và khu vực miền Trung đang có nhiều tiềm năng phát triển. Với sự gia tăng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành dịch vụ và sản xuất, nhu cầu sử dụng các sản phẩm vải chất lượng cao ngày càng tăng. Tuy nhiên, thị trường cũng chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp trong nước và quốc tế. Từ thời điểm thành lập đến nay, Vải Việt đã bước vào một thị trường đầy thử thách, nơi mà việc xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng là yếu tố sống còn. Các giai đoạn cạnh tranh được định hình như sau:

  • Tháng 9 - 12/2024: Khởi đầu kinh doanh, tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyển dụng nhân sự và tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu.
  • Năm 2025: Bắt đầu mở rộng thị trường, tham gia các kênh thương mại điện tử và phát triển quan hệ đối tác với các doanh nghiệp tại Huế và khu vực lân cận.
  • Từ năm 2026 trở đi: Tập trung vào việc gia tăng nhận diện thương hiệu, cải tiến sản phẩm và mở rộng phân khúc thị trường.

1.3.2. Các đối tượng tham gia chính...........................................................

  • Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: bao gồm các doanh nghiệp dệt may, nhà cung cấp vải nội địa và quốc tế đang hoạt động tại Huế và khu vực miền Trung. Các công ty lớn như Dệt may Huế, Vinatex, Phong Phú,... hoặc các xưởng may địa phương cung cấp vải tương tự với quy mô lớn hơn hoặc giá cả cạnh tranh.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: những doanh nghiệp mới gia nhập ngành dệt may tại Huế hoặc miền Trung và các doanh nghiệp từ các ngành liên quan có khả năng mở rộng sang lĩnh vực cung cấp vải, chẳng hạn như các nhà sản xuất nội thất tích hợp sản xuất vải trang trí.
  • Các sản phẩm thay thế: vải nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, Ấn Độ, hoặc các nước khác. Các loại vật liệu thay thế như da nhân tạo, vải không dệt, hoặc các chất liệu công nghệ mới dùng trong may mặc và trang trí nội thất.
  • Thị trường mục tiêu của chúng tôi là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dệt may tại khu vực Huế.
  • Dù mới thành lập hay đã hoạt động ổn định, các doanh nghiệp trong ngành dệt may đều hướng tới việc mở rộng quy mô và thu hút thêm khách hàng.
  • Nhu cầu nâng cao nhận diện thương hiệu và sản phẩm: Các doanh nghiệp dệt may mong muốn khách hàng nhận biết rõ hơn về chất lượng vải, các dòng sản phẩm đa dạng, và tính ứng dụng cao của chúng, nhằm xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trên thị trường.
  • Tăng cường sức hút và doanh số: Bằng cách triển khai các chiến lược tiếp thị phù hợp, các doanh nghiệp không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng mà còn nâng cao khả năng bán hàng, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

1.5. Phân tích SWOT........................................................................................

  • Điểm mạnh (Strengths)
  • Sản phẩm thân thiện môi trường: Công ty Vải Việt tập trung sản xuất các loại vải bền vững và thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xanh. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh độc đáo so với các đối thủ truyền thống.
  • Khả năng tùy chỉnh cao: Với mô hình sản xuất linh hoạt, Công ty Vải Việt có thể tùy chỉnh sản phẩm theo yêu cầu riêng của khách hàng, như kích thước, màu sắc, chất liệu, hoặc các thiết kế đặc biệt.
  • Sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương: Khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên tại Thừa Thiên Huế, như các sợi dệt truyền thống hoặc vải Zèng, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và tạo sự khác biệt trong sản phẩm.
  • Đội ngũ quản lý trẻ và năng động: Là một doanh nghiệp khởi nghiệp, đội ngũ nhân sự trẻ có tinh thần sáng tạo cao và khả năng thích nghi nhanh với thay đổi thị trường.
  • Chi phí vận hành thấp: Là một doanh nghiệp nhỏ, Công ty Vải Việt có chi phí vận hành linh hoạt hơn so với các doanh nghiệp lớn, giúp họ dễ dàng điều chỉnh chiến lược giá cả trong cạnh tranh. *Điểm yếu (Weaknesses)
  • Thương hiệu còn mới: Là doanh nghiệp khởi nghiệp, thương hiệu của Công ty Vải Việt chưa được nhận diện rộng rãi, đặc biệt trong thị trường B2B, nơi khách hàng thường ưu tiên làm việc với các nhà cung cấp lâu năm.
  • Hạn chế về quy mô sản xuất: Năng lực sản xuất còn hạn chế so với các đối thủ

lớn như Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Điều này làm giảm khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn hoặc gấp.

  • Nguồn lực tài chính hạn chế: Khả năng đầu tư vào công nghệ mới, mở rộng thị trường, hoặc thực hiện các chiến dịch tiếp thị lớn còn gặp khó khăn do nguồn vốn chưa mạnh.
  • Phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu ổn định: Việc khai thác nguyên liệu địa phương có thể gặp rủi ro nếu có biến động về sản lượng hoặc chất lượng do yếu tố thời tiết, thiên tai.
  • Chưa có kênh phân phối mạnh: Hệ thống phân phối của công ty còn hạn chế, chủ yếu dựa vào các kênh trực tiếp hoặc nhỏ lẻ, làm giảm khả năng tiếp cận thị trường rộng hơn.
  • Cơ hội (Opportunities)
  • Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường đang tăng cao trên toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực B2B. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm kiếm các nhà cung cấp giúp họ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng xanh.
  • Chính quyền Thừa Thiên Huế có nhiều chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp và các ngành nghề truyền thống, giúp Công ty Vải Việt có thể tận dụng để nhận ưu đãi về thuế, vốn vay, hoặc xúc tiến thương mại.
  • Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ tại khu vực miền Trung đang phát triển mạnh, kéo theo nhu cầu nguyên liệu dệt may như vải và sợi.
  • Thương mại điện tử phát triển nên áp dụng các nền tảng B2B trực tuyến như Alibaba, Lazada B2B, hoặc các hệ thống CRM hiện đại giúp Công ty Vải Việt tiếp cận khách hàng ngoài khu vực một cách dễ dàng hơn.
  • Thách thức (Threats)
  • Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn như Công ty Cổ phần Dệt May Huế và các nhà cung cấp từ khu vực khác, đặc biệt những đơn vị nhập khẩu sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc.
  • Rủi ro về giá cả nguyên liệu tự nhiên như sợi bông, sợi tre có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, mùa vụ, hoặc xu hướng thị trường, làm tăng chi phí sản xuất.
  • Các doanh nghiệp khách hàng thường yêu cầu cao về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng và dịch vụ hỗ trợ, đòi hỏi Công ty phải duy trì hiệu quả đồng bộ.
  • Công nghệ ngày càng phát triển nếu không kịp thời đầu tư hoặc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, Công ty Vải Việt có thể bị tụt lại so với các đối thủ có năng lực sản xuất hiện đại.
  • Phụ thuộc vào các trung gian hoặc đối tác phân phối có thể khiến Công ty khó kiểm soát chất lượng dịch vụ hoặc thời gian giao hàng.

2.2. Mục tiêu thị trường:...................................................................................

 Trong ngắn hạn: Đặt mục tieu qua từng quý với Quý đầu tiên, Công ty có được 10.000 lượt truy cập vào Website để tăng độ nhận diện thương hiệu với hơn 10-15 cửa hàng, doanh nghiệp lớn nhỏ trở thành đối tượng cung ứng sản phẩm. Kết thúc quý II, Công ty có điều kiện mở rộng quy mô phân phối sản phẩm qua nhiều địa điểm bán lớn hơn và có ở các nền tảng thương mại điện tử ; kêu gọi được cổ đông đầu tư vào công ty Qua quý III và IV công ty đặt mục tiêu có được khách hàng trung thành, cố định cho mình, lượng bán theo chu kì phải đạt trung bình trong 1 quý tối thiểu cung ứng được cho 20 doanh nghiệp, cửa hàng lớn nhỏ tại địa bàn tỉnh TTH. Kết thúc năm đầu tiên, Công ty giữ vị trí tốt trên thị trường, có cho mình tệp khách hàng cố định, giá trị cổ đông tăng, với só lượng doanh nghiệp mình cung ứng là hơn 50 cửa hàng. Phần trăm hài lòng khách hàng về sản phẩm đạt 90%.  Trong dài hạn: Hoàn vốn sau năm đầu tiên và thu được lợi nhuận từ năm thứ hai. Sau 5 năm, mở rộng chi nhánh kinh doanh lên 3 cơ sở đặt tại TP Huế, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, ký kết 30 hợp đồng cung cấp sản phẩm cho đại lý lớn như siêu thị về vải vóc, các khu chợ lớn tại ba miền Bắc – Trung – Nam. Trở thành thương hiệu có uy tín, chất lượng hàng đầu trên thị trường về vải, vải thành phẩm, khóa, kéo từ các loại vải, khóa phổ biến trenn thị trường đén các loại khó nahwfn hiện đại ít nhà cung cấp Hướng tới năm 2030, trở thành thương hiệu có tầm ảnh hưởng trên thị trường kinh doanh cung cấp buôn bán vải các sản phẩm liên quan đến nguyên vật liệu thời trang.

2.3. Mục tiêu kinh doanh..................................................................................

2.2.1. Doanh số.........................................................................................

2.3.4. Doanh số sản lượng.........................................................................

  • Kế hoạch: Mỗi tháng cung cấp từ 5.000 - 7.000 mét vải, gồm:
  • Phân bổ sản lượng theo quý:  Quý 1: 15.000 mét.  Quý 2: 18.000 mét (tăng 20% do nhu cầu may mặc mùa hè).  Quý 3: 20.000 mét.  Quý 4: 22.000 mét (cao điểm lễ hội cuối năm).  Vải phổ biến (45.000 mét/năm, chiếm 60% tổng sản lượng) : Vải cotton, vải thun, vải kaki, vải lụa, vải denim, vải voan, vải len, vải nỉ. Loại Vải Tỷ lệ (%) Sản lượng (mét/năm) Quý 1 (mét) Quý 2 (mét) Quý 3 (mét) Quý 4 (mét) Vải Cotton 20% 9.000 1.800 2.160 2.400 2. Vải Thun 15% 6.750 1.350 1.620 1.800 1. Vải Kaki 10% 4.500 900 1.080 1.200 1. Vải Lụa 5% 2.250 450 540 600 660 Vải Denim 5% 2.250 450 540 600 660 Vải Voan 5% 2.250 450 540 600 660 Vải Len 5% 2.250 450 540 600 660 Vải Nỉ 5% 2.250 450 540 600 660 Tổng cộng: 100% 45.000 9.000 10.800 12.000 13.  Vải đặc biệt, mới lạ (30.000 mét/năm, chiếm 40% tổng sản lượng ): Vải in 3D, Vải Bamboo, Vải Tencel,Vải Modal, Vải Coolmax, Vải Gore-Tex. Loại Vải Tỷ lệ (%) Sản lượng (mét/năm) Quý 1 (mét) Quý 2 (mét) Quý 3 (mét) Vải in 3D 10% 3.000 600 720 800
  • Đo lường:  Đánh giá tỷ lệ khách hàng quay lại (mục tiêu: 50% khách hàng lặp lại đơn hàng trong vòng 3 tháng).  Xây dựng kênh phản hồi nhanh qua Zalo/Facebook để hiểu nhu cầu thị trường.

2.2.3.Tăng trưởng......................................................................................

Mục tiêu tăng trưởng sản lượng:

  • Chiến lược:
  • Tăng sản lượng phân phối mỗi quý 10-15%:  Quý 1: 15.000 mét.  Quý 2: 18.000 mét.  Quý 3: 20.000 mét.  Quý 4: 22.000 mét. Mục tiêu tăng trưởng doanh số:
  • Kế hoạch:  Đạt mức doanh thu tăng trưởng 10-15% mỗi quý.  Tăng giá trị bán qua việc cung cấp thêm phụ kiện may mặc (khóa, kéo, cúc).
  • Hành động:  Đi tiếp thị trực tiếp đén các cửa hàng co nhu cầu nhập mua vải, khóa ,kéo  Quảng bá sản phẩm qua mạng xã hội (Facebook, Zalo).  Tăng thêm 5-10 khách hàng mới mỗi quý.

2.2.4. Lợi nhuận........................................................................................

Chi phí sản xuất:

  • Giải pháp:  Nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp nhỏ tại TP.HCM để giảm chi phí vận chuyển.  Tận dụng kho bãi tại nhà để tiết kiệm chi phí vận hành.

Tỷ lệ Lợi nhuận Gộp:

  • Mục tiêu: 15-20%  Hạn chế tồn kho lớn, nhập hàng theo nhu cầu khách hàng.  Nâng cao giá trị dịch vụ đi kèm như giao hàng miễn phí trong nội thành. Doanh thu và lợi nhuận:  Doanh thu: 800 triệu - 2 tỷ/năm.  Lợi nhuận: 120 - 400 triệu/năm. 2.3. Mục tiêu Marketing

2.3.1. Lợi nhuận:.......................................................................................

Mục tiêu: Đạt lợi nhuận ròng 200 triệu đồng/năm từ hoạt động kinh doanh vải, tập trung vào các dòng vải phổ thông nhiều hơn 1 chút(10%) và đẩy mạnh các loại vải hiện đại, khóa , kéo Chiến lược:

  • Tối ưu hóa chi phí sản xuất và vận hành.
  • Tăng cường bán các sản phẩm có biên lợi nhuận cao (vải đặc biệt). Xây dựng chính sách giá hợp lý để cân bằng giữa sức cạnh tranh và lợi nhuận. 2.3.2. Doanh số giá trị Mục tiêu: Đạt doanh số 2 tỷ đồng/năm từ các dòng sản phẩm khác nhau. Chiến lược:
  • Phân khúc sản phẩm:
  • Dòng vải cao cấp (Bamboo, Tencel, Modal): chiếm 40% doanh số giá trị.
  • Dòng vải phổ thông (Cotton, Kaki, Denim): chiếm 60% doanh số giá trị. Kênh phân phối:
  • Tập trung bán hàng qua các nhà may lớn, cửa hàng tại Huế.
  • Hợp tác với các nhà phân phối tại khu vực miền Trung.