Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp – Phần 1
1. Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Tất cả các loại chủ thể trong quan hệ pháp Luật Hiến pháp đều tham gia
vào quan hệ pháp luật của các ngành luật khác.
3. Khoa học Luật Hiến pháp là một ngành khoa học pháp lý độc lập trong
hệ thống khoa học pháp lý Việt nam
4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ
có quyền đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp
luật của Chính phủ.
5. Nghị quyết phiên họp của Uỷ ban thường vụ quốc hội phải được quá nửa
thành viên của UBTV quốc hội tán thành, trong trường hợp biểu quyết
ngang nhau, thực hiện về bên có ý kiến của Chủ tịch quốc hội.
6. Học thuyết “Tam quyền phân lập” là nền tảng tư tưởng pháp lý quan
trọng cho sự ra đời của các bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử.
7. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực
lượng lãnh đạo.
8. Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất một nửa tổng số đại
biểu Quốc hội tán thành.
9. Chủ tịch UBMT tổ quốc ở địa phương do Hội đồng nhân dân bầu ra tại
kỳ họp thứ nhất.
10. Nghị quyết của Quốc hội chỉ cần quá nữa tổng số đại biểu quốc hội biểu
quyết tán thành.
11. Tại phiên họp Ủy ban nhân dân tất cả thành viên tham dự đều có quyền
biểu quyết.
12. Vị trí, tính chất củaa Quốc hội là “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
13. Mọi cá thể người sinh ra đều có quyền có Quốc tịch vì Quốc tịch là cơ sở
pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của con người.
14. Hội đồng nhân dân là cơ quan có thẩm quyền bầu lên chủ tịch, bí thư và
các chưc vụ khác.
15. Tư tưởng về lập hiến ở nước ta đã xuất hiện từ trước cách mạng tháng
tám.
16. Hội đồng nhân chỉ họp bất thường khi có đề nghị của 2/3 nhân dân và
cử tri ở địa phương.
17. Hoạt động của Chính phủ thông qua hoạt động của thủ tướng Chính
phủ là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Chính phủ.
18.aLuật Quốc tịcha2008 đã chính thức thừa nhận nguyên tắc 2 quốc tịch.
19. Toà án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
20. Chủ tịch nước theo hiến pháp 1946 do cử tri trực tiếp bầu ra do đó mà
không phải chịu trách nhiệm báo cáo công việc trước nghị viện.
21. Vị trí chế định chủ tịch nước qua các giai đoạn lịch sử là khác nhau.
22. Thành viên của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội (UBTVQH, Hội
đồng dân tộc, các uỷ ban….) tất cả hoạt động theo chế dộ chuyên trách.